Mionix CASTOR phù hợp với cả nhu cầu chơi game lẫn công việc văn phòng nhờ vào cảm giác thoải mái nó mang lại
Trong khoảng hơn một năm trở lại đây, chuột chơi game Mionix đã trở thành một trong những thiết bị chính mà tôi sử dụng cả trong công việc văn phòng lẫn thời gian chơi game giải trí. Một phần là vì những thông số cơ bản của nó phù hợp với tôi, phần còn lại vì chất lượng của mỗi chú chuột và kiểu dáng chuột phù hợp với người sử dụng máy tính từ 10 – 12 tiếng mỗi ngày như tôi.
Thật sự mà nói thì tôi không phải là một fan của Mionix nhưng trong năm nay, công ty này có một sản phẩm mới mang tên là CASTOR dự kiến sẽ được bán rộng rãi kể từ tháng 9 và đây cũng là sản phẩm mà tôi muốn nhắc đến trong bài viết này. Mionix CASTOR.
Những thông số mà nhà sản xuất công bố là một trong những điều thú vị ở chú chuột chơi game này. DPI lên đến mức 10.000, bộ xử lý tín hiệu 32bit cùng với 5 profile cho bạn thỏa thích tùy chỉnh phù hợp với mỗi công việc mà bạn cần. Cũng giống như các phiên bản chuột chơi game khác của Mionix thì CASTOR cũng được trang bị dây USB bọc dây dù ở ngoài nhằm tăng thêm sự chắc chắn và tránh việc đứt ngầm khi sử dụng cùng với đó là lớp vỏ nhám đặc trưng của họ.
Nhà sản xuất Mionix nói rằng chú chuột CASTOR này có kiểu dáng phù hợp với người thuận tay phải và thiết kế của nó sẽ giúp người dùng cảm thấy thoải mái trong việc cầm, nhấc hay vẩy chuột. Thực tế khi sử dụng thì nó quá bé so với tay tôi hoặc do tay tôi quá to so với chú chuột này, trong khi 4 ngón tay của tôi cầm nắm gần hết thì ngón út lại thừa ra và vị trí đặt ngón út của tôi là ở trên mặt pad chứ không phải ở trên chuột và nó có đôi chút bất tiện.
Và việc phải sử dụng một chú chuột nhỏ hơn so với thông thường thì tôi cũng không thể tả cho các bạn được kiểu cầm chuột của tôi là “Palm Grip” hay là “Claw Grip” nữa vì thực tế khi tôi cầm nó mang hơi hướng của cả 2 kiểu trên. Điều đó không quan trọng lắm bởi vì sau một khoảng thời gian sử dụng là hơn 2 giờ đồng hồ thì tôi vẫn không thấy thoải mái cho lắm khi sử dụng CASTOR, có lẽ sẽ phù hợp hơn nếu người dùng có bàn tay nhỏ hơn một chút.
So sánh với sản phẩm chuột chơi game của hãng Zowie đang khá hot trên thị trường là EC1-A thì Mionix CASTOR có đôi chút nhỉnh hơn khi có mức DPI cao hơn, có bộ xử lý tín hiệu riêng nhưng nếu về cảm giác thoải mái khi sử dụng thì tôi đánh giá chiếc Zowie EC1-A cao hơn Mionix CASTOR.
Nếu như thiết kế không được “thân thiện” cho lắm của Mionix CASTOR là điểm trừ thì điểm cộng của chú chuột này là việc những nút bấm, nút cuộn có độ nhạy rất cao và gần như khi sử dụng không có tình trạng mất tín hiệu chuột, vỏ nhám đặc trưng của Mionix cũng là một điểm cộng nữa, khác hẳn so với vỏ nhám của sản phẩm Steelseries Rival, vỏ nhám của CASTOR đem lại cho người dùng cảm giác thích thú hơn cũng như chắc chắn hơn rất nhiều.
Nếu bạn có một đôi tay nhỏ hơn tôi một chút thì bạn hãy thử qua chú chuột này, một sản phẩm mới ra mắt của Mionix và được rất nhiều kỳ vọng.
Kích thước, cân nặng
- Nặng: 141.5g.
- Cao: 40.16mm
- Rộng: 70.42mm
- Dài: 122.46mm
Thông số kỹ thuật
- Bộ xử lý tín hiệu 32-bit/32Mhz
- 6 phím bấm tùy chỉnh
- 3 mức thay đổi DPI trên chuột
- Led 16.8 triệu màu
- Bộ nhớ 128kb lưu được 5 profile cùng lúc
Trong khoảng hơn một năm trở lại đây, chuột chơi game Mionix đã trở thành một trong những thiết bị chính mà tôi sử dụng cả trong công việc văn phòng lẫn thời gian chơi game giải trí. Một phần là vì những thông số cơ bản của nó phù hợp với tôi, phần còn lại vì chất lượng của mỗi chú chuột và kiểu dáng chuột phù hợp với người sử dụng máy tính từ 10 – 12 tiếng mỗi ngày như tôi.
Thật sự mà nói thì tôi không phải là một fan của Mionix nhưng trong năm nay, công ty này có một sản phẩm mới mang tên là CASTOR dự kiến sẽ được bán rộng rãi kể từ tháng 9 và đây cũng là sản phẩm mà tôi muốn nhắc đến trong bài viết này. Mionix CASTOR.
Những thông số mà nhà sản xuất công bố là một trong những điều thú vị ở chú chuột chơi game này. DPI lên đến mức 10.000, bộ xử lý tín hiệu 32bit cùng với 5 profile cho bạn thỏa thích tùy chỉnh phù hợp với mỗi công việc mà bạn cần. Cũng giống như các phiên bản chuột chơi game khác của Mionix thì CASTOR cũng được trang bị dây USB bọc dây dù ở ngoài nhằm tăng thêm sự chắc chắn và tránh việc đứt ngầm khi sử dụng cùng với đó là lớp vỏ nhám đặc trưng của họ.
Nhà sản xuất Mionix nói rằng chú chuột CASTOR này có kiểu dáng phù hợp với người thuận tay phải và thiết kế của nó sẽ giúp người dùng cảm thấy thoải mái trong việc cầm, nhấc hay vẩy chuột. Thực tế khi sử dụng thì nó quá bé so với tay tôi hoặc do tay tôi quá to so với chú chuột này, trong khi 4 ngón tay của tôi cầm nắm gần hết thì ngón út lại thừa ra và vị trí đặt ngón út của tôi là ở trên mặt pad chứ không phải ở trên chuột và nó có đôi chút bất tiện.
Và việc phải sử dụng một chú chuột nhỏ hơn so với thông thường thì tôi cũng không thể tả cho các bạn được kiểu cầm chuột của tôi là “Palm Grip” hay là “Claw Grip” nữa vì thực tế khi tôi cầm nó mang hơi hướng của cả 2 kiểu trên. Điều đó không quan trọng lắm bởi vì sau một khoảng thời gian sử dụng là hơn 2 giờ đồng hồ thì tôi vẫn không thấy thoải mái cho lắm khi sử dụng CASTOR, có lẽ sẽ phù hợp hơn nếu người dùng có bàn tay nhỏ hơn một chút.
So sánh với sản phẩm chuột chơi game của hãng Zowie đang khá hot trên thị trường là EC1-A thì Mionix CASTOR có đôi chút nhỉnh hơn khi có mức DPI cao hơn, có bộ xử lý tín hiệu riêng nhưng nếu về cảm giác thoải mái khi sử dụng thì tôi đánh giá chiếc Zowie EC1-A cao hơn Mionix CASTOR.
Nếu như thiết kế không được “thân thiện” cho lắm của Mionix CASTOR là điểm trừ thì điểm cộng của chú chuột này là việc những nút bấm, nút cuộn có độ nhạy rất cao và gần như khi sử dụng không có tình trạng mất tín hiệu chuột, vỏ nhám đặc trưng của Mionix cũng là một điểm cộng nữa, khác hẳn so với vỏ nhám của sản phẩm Steelseries Rival, vỏ nhám của CASTOR đem lại cho người dùng cảm giác thích thú hơn cũng như chắc chắn hơn rất nhiều.
Nếu bạn có một đôi tay nhỏ hơn tôi một chút thì bạn hãy thử qua chú chuột này, một sản phẩm mới ra mắt của Mionix và được rất nhiều kỳ vọng.
Kích thước, cân nặng
- Nặng: 141.5g.
- Cao: 40.16mm
- Rộng: 70.42mm
- Dài: 122.46mm
Thông số kỹ thuật
- Bộ xử lý tín hiệu 32-bit/32Mhz
- 6 phím bấm tùy chỉnh
- 3 mức thay đổi DPI trên chuột
- Led 16.8 triệu màu
- Bộ nhớ 128kb lưu được 5 profile cùng lúc